Giải pháp tái cấu trúc dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
HIỆN TRẠNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HIỆN NAY
98% Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam gặp phải tình trạng:
1. Thiếu chiến lược:
-
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đều chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể, hoặc có nhưng không rõ ràng.
-
Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên chưa thiết lập được tầm nhìn chiến lược hoặc không cùng nhau hướng đến cùng một mục tiêu chung.
2. Khó khăn về nguồn vốn:
-
Vấn đề mà hầu hết mà các doanh nghiệp đều gặp phải là thiếu vốn, mất cân đối về nguồn vốn, sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến việc hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả.
3. Khó khăn về nguồn nhân lực:
-
Đối với một số các doanh nghiệp, vốn không hoàn toàn là yếu tố quyết định mà cốt lõi của nó chính là nhân sự trong doanh nghiệp.
-
Việc sắp xếp công việc cho nhân sự không hợp lý dẫn đến hiệu quả công việc không cao, có thể dẫn đến chiến lược của công ty không đi đúng hướng.
4. Khó khăn về quy trình, công cụ quản lý, quản trị:
-
Các mảng kinh doanh của hầu hết các công ty đều vận hành rời rạc, chủ doanh nghiệp rất khó thu thập thông tin quản trị chính xác và kịp thời.
-
Trong quá trình phát triển, các công ty không xây dựng các hệ thống và quy trình hoạt động phù hợp dẫn đến chi phí hoạt động cao nhưng không hiệu quả.
LỢI ÍCH SAU KHI TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP
-
Chiến lược và định hướng phát triển rõ ràng
-
Cấu trúc nguồn vốn được sắp xếp lại theo hướng
-
Tối ưu chi phí hoạt động
-
Tăng lượng tiền mặt
-
Quản trị dòng tiền tập trung và hiệu quả
-
Nâng cao khả năng sinh lợi từ danh mục đầu tư đã được sắp xếp lại theo thứ tự ưu tiên.
-
Giúp chủ doanh nghiệp kiểm soát và quản lý, quản trị công ty.
-
Hệ thống thông tin quản lý giúp nâng cao hiệu quả ra quyết định.
-
Tổ chức nhân sự tốt hơn, nâng cao hiệu quả lãnh đạo và khích lệ nhân viên, giữ được nhân tài.
-
Tăng trưởng tốt và bền vững.
LỘ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP
Lộ trình tái cấu trúc doanh nghiệp bao gồm các giai đoạn:
Bước 1: Trước khi khởi động “Dự án tái cấu trúc” cần xác định rõ tình trạng của doanh nghiệp, đưa ra các mục tiêu và phạm vi tái cấu trúc.
Bước 2: Lập bản kế hoạch tái cấu trúc, thiết kế chi tiết và xác định những lĩnh vực có thể triển khai sớm nhất.
Bước 3: Xác lập phương thức tiếp cận, đưa ra chiến lược thực hiện và kế hoạch cuốn chiếu.
Buớc 4: Triển khai từng bước của kế hoạch, đánh giá hiệu quả và đưa ra điều chỉnh cần thiết.
Bước 5: Vận hành hệ thống mới và đánh giá định kỳ để cải tiến.
1. Dịch vụ tái cấu trúc chiến lược
Giúp Quý công ty xác định lại chiến lược kinh doanh của công ty: Thế mạnh, điểm yếu, tận dụng những cơ hội hiện tại và né tránh những thách thức thông qua dữ liệu phân tích ngành nghề đang kinh doanh.
Qua đó, chúng tôi sẽ tư vấn Quý công ty sắp xếp lại thứ tự ưu tiên của danh mục đầu tư để đưa ra phương án mở rộng hoặc thoái vốn đối với các dự án của công ty.
2. Dịch vụ tái cấu trúc nhân sự
Xây dựng mô tả công việc cho từng nhân sự, ma trận chức năng cho từng phòng ban
Áp dụng KPI để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên
Xây dựng quy trình tuyển dụng nhân sự, khen thưởng, thi đua
Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo cho nhân sự.
Kiểm tra năng lực, sở trường, sở đoản của nhân sự; của phòng ban chức năng để hỗ trợ Quý công ty sắp xếp đúng người vào đúng vị trí trong tổ chức nhằm đạt được chiến lược của công ty.
3. Dịch vụ tái cấu trúc quy trình quản lý, quản trị
Xây dựng bộ máy tổ chức đầy đủ.
Thiết lập quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng.
Thiết lập quy trình quản lý, quản trị cho từng bộ phận giúp tinh gọn hệ thống, nâng cao hiệu quả quản lý.
Xây dựng hệ thống thông tin kết nối thông suốt trong toàn bộ cơ cấu của công ty.
4. Dịch vụ tái cấu trúc tài chính
Cơ cấu lại nguồn vốn nếu doanh nghiệp mất cân đối vốn;
Tập trung quản trị tiền mặt và xây dựng hệ thống báo cáo quản trị;
Đẩy mạnh doanh thu, kiểm soát chi phí, tính toán lại giá thành sản xuất;
Xây dựng chính sách bán hàng, mua hàng để kiểm soát dòng tiền;
Kết nối với các tổ chức tín dụng phù hợp với doanh nghiệp;
Xây dựng phương án kinh doanh
5. Dịch vụ tái cấu trúc quy trình sản xuất, bán hàng
Rà soát lại, cắt giảm hoặc bổ sung dây chuyền sản xuất sản phẩm cũ.
Nghiên cứu phát triển thêm các dòng sản phẩm, đầu tư máy móc dây chuyền sản xuất.
Thiết lập bộ đánh giá khách hàng, từ đó đưa ra chính sách bán hàng đối với từng khách hàng.