Một cuộc đối thoại có ý nghĩa là vô giá

Ngay cả khi mục đích của việc gặp gỡ không phải để bán được hàng ngay, thì việc tạo ra một cuộc đối thoại có ý nghĩa với khách hàng vẫn là một việc vô giá, bởi vì mối quan hệ của bạn sẽ trở nên vững chắc hơn.

Anh Tùng, giám đốc cung cấp hàng tiêu dùng nhanh ở Hà Nội, đã nhận ra điều đó khi một khách hàng lớn gọi cho anh vào một đêm nọ. Anh Tùng nói rằng, công ty cung cấp hàng tiêu dùng nhanh của anh vẫn luôn cung cấp, dự trữ 50 sản phẩm tiêu dùng được đặt trước cho khách hàng quan trọng này. Người khách hàng này bán tất cả 50 loại sản phẩm tiêu dùng này, nhưng lại không muốn nhập chúng cùng một lúc. Cứ mỗi tuần 2 lần, anh Tùng ghé thăm khách hàng này và ngày hôm sau sẽ chuyển cho khách hàng này loại sản phẩm mà anh ta cần. Mọi việc diễn ra suôn sẻ suốt 15 năm, cho đến khi vị khách hàng đó bị vướng vào một cuộc “tranh chấp quyền lực” với một người điều hành ở văn phòng chính của công ty. Văn phòng đó bắt đầu tìm cách gây rắc rối cho khách hàng của anh Tùng. Và sau năm tháng, họ phát hiện ra rằng có thể mua một trong 50 loại sản phẩm ấy ở thành phố Cần Thơ và chuyển hàng về Hà Nội với giá rẻ hơn giá của công ty anh Tùng.

Anh Tùng kể, “Một đêm nọ, khoảng 10h tối, anh bạn tôi gọi đến, anh ta gào lên và chửi chửi rủa tôi. Anh ta nói, “Tôi đã tin tưởng anh! Cả đời tôi đã coi anh là bạn! Và giờ thì tôi không thể tin anh được nữa”

Tôi nói, “Bình tĩnh nào! Có chuyện gì vậy?” Anh bạn tôi tuôn ra câu chuyện về lô sản phẩm kia. Tôi đáp, “Anh nghe đây. Tôi sẽ khoongnois chuyện với anh vào lúc này đâu. Chắc chắn là tôi sẽ không nghe anh chửi tôi qua điện thoại thế này. Nhưng ngày mai, nhất định tôi sẽ có mặt tại văn phòng anh vào lúc 15h.” “

Ngày hôm sau, tại văn phòng của vị khách hàng ấy, anh Tùng đã mời anh ta xuống phố uống cà phê. Anh Tùng có cảm giác nếu ở trong văn phòng 2 người sẽ không thể nào trò chuyện như ý của anh được; điện thoại sẽ reo liên tục và mọi người sẽ thường xuyên làm gián đoạn câu chuyện. Anh Tùng nhớ lại, họ đến một quán cà phê, và trong lúc uống cà phê, anh đã nói với người bạn của mình, ” cuộc gọi tối qua thật khó chịu. Và tôi nói thẳng với anh là tôi không thích bị chửi rủa như thế tí nào. Sau khi cúp máy, tôi chẳng thể nào chợp mắt được. Tôi tự nghĩ không biết mình đã làm điều gì để đáng bị như thế? Hay tôi đã bỏ sót điều gì mà lẽ ra tôi phải xem xét khi làm đối tác thực sự của công ty anh? Vậy là tôi thức cả đêm để nhớ lại những gì diễn ra suốt 15 năm qua, và nghĩ về mối quan hệ của chúng ta. Tôi nói cho anh nghe điều này, ngay cả nếu tôi biết sự thể sẽ như thế này thì tôi cũng không thay đổi bất cứ điều gì mình đã làm, vì 15 năm qua tôi đã là người quản lý kho cho anh, là đại lý mua hàng của anh. Tôi là người duy nhất anh chỉ trả tiền khi tôi làm được việc. Anh không mua bất kỳ thứ bảo hiểm nào cho tôi, cũng không trả một chút thuế nào cho tôi, và cũng chẳng có ai trong tòa nhà này phục vụ anh tích cực hơn tôi”.

Anh Tùng kể rằng, khi vừa dứt lời, người bạn kia gục đầu và dường như sắp khóc. Anh ta ngước nhìn anh Tùng và nói, “Anh không hiểu đâu. Công việc của tôi đang bị đe dọa, và họ dùng anh để chơi tôi.”

Khi được hỏi về giá của loại thùng đang cạnh tranh kia, vị khách đã nói cho anh Tùng biết. Với mức giá đó, ngay cả một công ty lớn một đại gia trong thế giới hàng tiêu dùng như P&G hay Unilever cũng không thể mua được theo cách bình thường, ấy là còn chưa tính đến phí vận chuyển tới Hà Nội. Vị khách kia liền hỏi một câu rất có lý, “Vậy thì làm sao họ lại làm được điều này ở thành phố Cần Thơ kia chứ?”

Anh Tùng nói với anh bạn mình, “Anh nghe đây. Bây giờ chúng ta nói về chi phí của lô hàng kia. Để có được giá kia, anh phải nhập một khối lượng lớn sản phẩm đó cùng loại và chôn tiền của mình trong khoảng sáu tuần. Anh sẽ chôn lãi suất trên số tiền ấy. Thêm vào đó, anh phải tốn chỗ để chứa hàng, mà chỗ chứa hàng với anh cũng đáng giá lắm chứ. Làm với tôi, anh chỉ cần trả những gì anh đang sử dụng và bán chạy nhất. Anh không bao giờ lo lắng về việc hết hàng. Điều gì sẽ xảy ra nếu anh không ước lượng đúng thời gian của lô hàng tiếp theo mà mà loại hàng này lại đang hết? Cần Thơ cách đây trên dưới 2 ngày tàu. Nếu trễ một ngày thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Anh sẽ bỏ lỡ bao nhiêu nếu hàng không được giao? Uy tín của anh có bị ảnh hưởng không? Đó không chỉ đơn giản là lợi nhuận trên đồng vốn mà nó còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của anh, của công ty anh.” Dĩ nhiên, ở một mức độ nào đó, vị khách hàng hiểu được điều này và đồng ý với anh Tùng, nhưng cũng chẳng làm gì khác được. Anh Tùng mất đơn đặt hàng và không lâu sau đó, vị khách ấy cũng mất việc.

Tuy nhiên vị khách hàng đó tìm được một công việc khác ở siêu thị Fivimart và đương nhiên là có nhu cầu với sản phẩm hàng tiêu dùng, anh ta đã liên lạc lại với anh Tùng. Thực tế, số lượng hàng mà công ty mới này đặt đủ để cho công ty anh Tùng quản lý lập ra hẳn một chi nhánh chỉ chuyên phục vụ cho họ.

Vậy đấy, nếu không có cuôc trò chuyện kia thì anh Tùng – nhân vật trong câu chuyện này sẽ không bao giờ biết được mình đã gặp phải chuyện gì, cũng như không thể có được đơn đặt hàng từ siêu thị Fivimart.

Bạn hãy tự ngẫm xem, đã bao giờ tự nhiên vào một ngày đẹp trời mình phát hiện ra rằng một vài khách hàng cũ của ta bỏ ta ra đi, nhưng ta cũng không dành một giây để tìm hiểu nguyên nhân vì sao mình không còn bán hàng được cho họ nữa?

VBi Group