Dường như họ sinh ra là đã có khả năng thuyết phục, khiến người khác lắng nghe và tin tưởng. Kurt Mortensen, người sáng lập Viện Nghiên cứu Khả năng Thuyết phục ở Mỹ, cho rằng: "Dù có nắm giữ chức vụ gì đi nữa, chúng ta đều cần thuyết phục người khác trong cuộc sống, thuyết phục là kỹ năng quan trọng giúp con người thành công".
Mortensen đã dành 15 năm nghiên cứu về phương cách ảnh hưởng người khác. Sau đó, ông xây dựng hệ thống riêng của mình và viết cuốn sách "IQ Thuyết phục: 10 kỹ năng cần có để đạt được những gì bạn muốn".
Dưới đây là một số đoạn trích:
Tôi đã chú tâm vào một số kỹ năng trọng yếu như marketing, tài chính, nhưng chẳng có kỹ năng nào giúp tôi tiến triển trong sự nghiệp. Chẳng lâu sau tôi khám phá ra rằng, kiến thức chuyên môn học ở trường chỉ đóng góp 15% vào thành công, 85% còn lại là nhờ vào kỹ năng con người. Trong đó, thuyết phục là kỹ năng quan trọng nhất.
Những kỹ năng học được hồi nhỏ có thể giúp ta đạt được sự ủng hộ nhất thời của người khác. Nhưng việc gì ta cứ phải giẫm chân tại chỗ trong khi có thể học kỹ thuật mới để đạt được sức ảnh hưởng lâu dài? Có trên 100 phương pháp làm cho người khác tin và đồng ý với mình. Tuy nhiên, đa số chúng ta chỉ sử dụng có 3-4 phương pháp giống nhau học được từ hồi bé như van nài cho đến khi có được cái mình muốn, ép buộc (nhất là sếp), hoặc hối lộ theo kiểu "Tôi sẽ làm điều đó cho anh nếu anh làm điều này cho tôi".
Trong một thế giới kinh doanh tiến bộ như ngày nay, nhưng kỹ thuật cũ đó không còn mang lại nhiều hiệu quả nữa. Chúng ta cần học thêm một số kỹ năng mới. Có thể lấy ví dụ: Cách chúng ta tiếp nhận ý kiến phản đối, dù là từ khách hàng hay từ ai đó, chẳng hạn như khi ta đòi tăng lương. Bài học đầu đời dạy chúng ta hiểu ý kiến phản đối là sự đối nghịch, do đó chúng ta trở nên đề phòng. Người kém kỹ năng thuyết phục thường tỏ ra căng thẳng, không thoải mái, thậm chí là cáu gắt do sự phản đối đó gợi lên cảm giác không an toàn. Lối suy nghĩ đó chỉ làm cho vấn đề trở nên xấu hơn.
Ngược lại, người giỏi kỹ năng thuyết phục lại biết cách chào đón những ý kiến phản đối. Thay vì xem đó là sự đối nghịch, họ xem nó là một phần tự nhiên và có giá trị của quá trình thảo luận. Họ dùng mối bận tâm của người khác như một cách mở ra cuộc đối thoại, một cơ hội trao đổi ý kiến và khám phá ra nhưng điều mới mẻ từ sự bình thường. Họ làm cho cuộc đối thoại trở nên trôi chảy bằng cách giải quyết bất đồng, thậm chí trước khi nhũng bất đồng đó được nói thành lời.
Điều tôi muốn nói là những người thực sự thành công là những người có tư tưởng cởi mở, nhận biết được họ có điểm mạnh cũng như điểm điểm yếu về kỹ năng của bản thân. Và điểm yếu đó có thể là lực cản của họ. Khi ai đó gặp bạn lần đầu tiên, nếu bạn để lộ ra một điểm yếu nào đó, bạn có khả năng chiếm được sự tin cậy cửa họ. Đó là vì con người thường tìm kiếm điểm yếu và họ sẽ cho bạn cơ hội tham gia thực sự vào quá trình trao đổi với họ. Tất cả chúng ta được dạy là không bao giờ được để lộ điểm yếu, vì vậy cần có tư thế mạnh mẽ và lời nói thằng thừng. Theo tôi, điều đó không hiệu quả. Ví dụ như, khi bạn là một doanh nghiệp nhỏ, còn đối thủ cạnh tranh là công ty lớn. Làm sao bạn có thể thuyết phục khách hàng chọn bạn thay vì công ty kia?
Sự kết nối là một phương cách hiệu quả, nhưng nghệ thuật thuyết phục cần nhiều hơn việc đơn giản là làm mọi người cảm thấy thân thiện với bạn, ý tưởng và sản phẩm của bạn. Mọi người không chỉ cần cảm thấy thích bạn mà còn cần cảm thấy được uỷ thác để làm cái mà bạn mong muốn họ làm. Sự đáp trả tốt đẹp sẽ là cách thức tin cậy để làm mọi người cảm thấy gắn bó với bạn.
Khả năng thuyêt phục và dẫn dụ người khác thực sự là rất quan trọng nhất là trong nghệ thuật quản lý. Và để làm chủ được nghệ thuật này bạn cần phải có một quá trình trải nghiệm lâu dài cũng như rút ra được những bài học cho bản thân.